1. Khái niệm khuyết tật
Khái niệm khuyết tật theo WHO
• Khiếm khuyết (Impairment): Là tình trạng thiếu hụt hoặc bất bình thường về cấu trúc giải phẫu, chức năng, tâm lý của cơ thể, do điều kiện sức khỏe gây ra.
• Giảm khả năng (Disability): Do tình trạng khiếm khuyết, dẫn đến sự hạn chế hay thiếu hụt khả năng thực hiện các hoạt động theo cách thông thường mà những người khác thường làm.
• Tàn tật (Handicape): Do khiếm khuyết hoặc giảm khả năng làm hạn chế hoặc ngăn cản việc thực hiện vai trò bình thường trong xã hội (phụ thuộc vào tuổi, giới, xã hội, văn hóa).
Phân loại quốc tế về Chức năng, Giảm khả năng và Sức khỏe (ICF) cho rằng khuyết tật là “một khái niệm bao trùm cho sự khiếm khuyết, sự hạn chế hoạt động và tham gia” (2), kết quả từ sự tương tác giữa một người với điều kiện sức khỏe của mình và những yếu tố môi trường (ví dụ: môi trường thể chất, những thái độ), và những yếu tố của cá nhân người đó (ví dụ: độ tuổi hoặc giới tính)
2. Phân loại khuyết tật
Phân loại khuyết tật theo WHO
1. Khó khăn về vận động
2. Khó khăn về nhìn
3. Khó khăn về nghe, nói
4. Khó khăn về học
5. Động kinh
6. Hành vi xa lạ
7. Mất cảm giác
Khái niệm khuyết tật theo ICF
• Khiếm khuyết: Là tình trạng mất mát, thiếu hụt hoặc bất bình thường của cấu trúc giải phẫu và sinh lý do bẩm sinh hay mắc phải. Đây là tình trạng khuyết tật ở cấp độ cấu trúc của cơ thể.
• Hạn chế hoạt động: Là tình trạng khó khăn khi thực hiện một hoặc nhiều hoạt động trong đời sống hàng ngày (như đi lại, ăn, mặc quần áo, chăm sóc cá nhân, giao tiếp với người khác v.v.v) do ảnh hưởng của khiếm khuyết kết hợp với các rào cản tiếp cận môi trường. Đây là tình trạng khuyết tật ở cấp độ cá nhân.
Hạn chế sự tham gia: Là tình trạng một người gặp khó khăn hoặc không thể tham gia các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống (như học tập, lao động, vui chơi, thể thao-văn hóa, du lịch, hoạt động chính trị-xã hội …) do ảnh hưởng bởi khiếm khuyết hoặc hạn chế kết hợp với các rào cản về xã hội (như phân biệt đối xử, kỳ thị, thiếu chính sách hỗ trợ). Đây là tình trạng khuyết tật ở cấp độ xã hội.
Định nghĩa và phân loại khuyết tật theo Luật người khuyết tật Việt Nam
Định nghĩa “Người khuyết tật là người bị khuyết khiếm một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng biểu hiện dưới các dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.”
Phân loại: có 6 dạng khuyết tật:
1) Khuyết tật vận động;
2) Khuyết tật nghe, nói;
3) Khuyết tật nhìn;
4) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
5) Khuyết tật trí tuệ;
6) Khuyết tật khác.
3. Thực trạng người khuyết tật ở Việt Nam
Ước tính có ít nhất 10% dân số thế giới chung sống với một loại khuyết tật, phần lớn
trong số này sống tại các nước đang phát triển trong những điều kiện đói nghèo. Người
khuyết tật là một trong những nhóm dễ bị tổn thương và yếm thế nhất. Họ cũng thường
xuyên bị bệnh tật và phân biệt đối xử cùng với những hạn chế trong việc tiếp cận các
cơ hội chăm sóc y tế, giáo dục và sinh kế.
Người khuyết tật là người có một hoặc nhiều khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần mà vì thế gây ra suy giảm đáng kể và lâu dài đến khả năng thực hiện các hoạt động, sinh hoạt